image banner
bản sắc văn hoá (nhà) của đồng bào dân tộc khơ mú tại huyện Kỳ Sơn

Làng, tiếng Khơ Mú là cung, là đơn vị cư trú của một số gia đình cùng chung sống trên một phạm vi đất đai nhất định. Mỗi làng đều có tên. Nhưng do cuộc sống du canh, du cư nên việc di chuyên làng thường xảy ra. Mỗi khi di chuyển làng đến nơi ở mới lại đặt tên làng mới dựa vào điều kiện địa lý tự nhiên. Do cư trú xen kẽ cùng người Thái, chịu ảnh hưởng của văn hoá Thái, cho nên tên làng của người Khơ Mú thường đặt theo tên Thái. Có làng định canh, định cư, nhưng cũng có làng du canh, du cu.

Mỗi làng thường có vài đến vài chục ngôi nhà cư trú theo địa hình tự nhiên. Xung quanh làng và từng ngôi nhà không có vườn cây ăn quả, không có vườn rau xanh. Điều này thể hiện tính tạm bợ của người sinh sống trong bản. Theo nguyên tắc chung, mỗi làng đều có vùng đất riêng cho từng gia đình sản xuất và đất rừng chung chưa khai phá. Khi sinh sống trong làng thì mọi thành viên đều có quyền sử dụng đất và rừng cùng nguồn tài nguyên thuộc phạm vi làng. Nhưng khi di chuyển làng đến chỗ mới thì họ mất quyền sử dụng tài nguyên làng cũ và thiết lập quyền sử dụng tài nguyên ở làng mới.

Trong một làng Khơ Mú thường có nhiều dòng họ khác nhau cùng sinh sống. Có thể có 3-4 dòng họ cùng cư trú trong một làng. Với những làng định canh, định cư có thể có tới chục dòng họ cũng cư trú trong làng Trong những làng lớn như vậy thường có một hai dòng họ lớn đến trước, có công khai phá lập làng đầu tiên.

Làng người Khơ Mú là một đơn vị xã hội, có bộ máy quản lý theo chế độ tự quản dân gian. Bộ máy tự quản dân gian gồm hai nhân vật là già làng và thầy cúng. Già làng là người đứng đầu làng, thường là người của dòng họ có đông thành viên và là người có tuổi, có uy tín nhất trong làng. Già làng điều hành các công việc đời thường của làng: duy trì sự hoà thuận giữa các thành viên trong làng giải quyết các xích mích, tranh chấp đất đại. Công cụ điều hành là luật tục. Già làng còn có quyền quyết định trong việc đời làng khi làng xảy ra hoả hoạn, bệnh dịch, mất mùa nhiều năm liên Thầy cũng là người phụ trách công việc liên quan đến đời sống tâm linh của dân làng. Ông là người thay mặt dân làng giao tiếp với thần linh cứu giúp những người lâm bệnh qua Cơm hiểm nghèo thông qua việc cúng chữa bệnh cho người ốm bằng cách bói toán, đuôi ma, trừ tà.

Anh-tin-bai

Nhà của đồng bào dân tộc Khơ mú

Dân tộc Khơ Mú ở nhà sàn là chính, nhưng cũng có nơi làm nhà nửa sàn, nửa đất. Vật liệu làm nhà là gỗ, tre, nứa, song mây, lá mây và cỏ gianh. Đây là những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương nơi đồng bào cư trú. Cách thức bố trí mặt bằng sinh hoạt trên sàn nhà thường là: Gian đầu tiên là gian để thờ cúng tổ tiên, còn gian giữa là gian cho chủ nhà ngủ. Gian thứ ba là con cái ngủ. Gian giữa khi nào làm nhà mới, hoặc ngày Tết, ngày lễ, hoặc đám cưới là gian vui chơi của gia đình và của khách, có thể ngồi uống rượu, vui chơi, hát hò”. Khi làm nhà, bao giờ người Khơ Mú cũng chọn hướng đông nam hoặc tây bắc. Và bao giờ cũng phải tránh hướng có quả đồi nhìn xuống thẳng ngôi nhà. Đồng bào cho rằng hướng ấy sẽ khiến cho gia đình làm ăn lụn bại. Vì họ quan niệm rằng quả đồi nhìn xuống thẳng giữa nhà như một con dao nhọn chém giữa nhà mình. Nó sẽ xảy ra mất mát, ốm đau. Lưng nhà cũng phải chọn theo hướng không bao giờ tựa lưng vào quả đồi nhìn xuống. Trước nhà và lưng nhà không bao giờ như thế cả, bao giờ cũng phải tránh.

Về kỹ thuật làm nhà, chủ yếu là làm nhà cột ngoãm, buộc lạt, một số rất ít nhà làm theo kỹ thuật ghép mộng. Nhà thường có một gian hai chái, hoặc hai gian hai chái, lợp cỏ gianh hay lá mây rừng, vách đan bằng nứa, mặt sàn lát tre bộ banh. Nhà hầu như không có cửa sổ, chỉ một câu thang lên xuống cho cả gia đình và khách. Trong nhà có hai bếp, một bếp là bếp thiêng chỉ để đồ Cơm, không được đun nấu thức ăn “Bếp thiêng chuyên đồ xôi, chuyên làm lễ, nấu rượu. Nấu thức ăn sống không được mang vào bếp tổ tiên, không bao giờ mang xoong, mang chậu vào bếp trong. Người Khơ Mú từ xưa đến giờ người ta sinh nở ở cái bếp kia. Con dâu, con gái, khi sinh nở xong người ta đun nước cho người mới sinh đó tắm trước, tắm xong mới đưa trẻ đi ngủ. Người mẹ tắm nước nấu ở đó. Nấu ở đó là tổ tiên phù hộ”, còn bếp kia nấu nướng ăn uống cho cả gia đình. Có “cửa ma” ở vách đấu hổi. Cửa này chỉ mở khi chủ nhà qua đời. Đôi khi nhìn từ bên ngoài, ta không phân biệt được ngôi nhà người Thái Đen hay ngôi nhà người Khơ Mú, vì đều là nhà sàn, chái nhà lợp uốn vòng tròn hình mai rùa. Nhưng khi vào trong nhà nhìn vào bếp nấu ăn, nếu trên bếp có đường dây nối lên mái để làm đường cho ma đi lại, thì đó là nhà người Khơ Mú.

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN KỲ SƠN
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Kỳ Sơn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Viết Hùng - Chủ tịch UBND Huyện; 
Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Kỳ Sơn

Trụ sở: Khối 1, thị trấn Mường Xén, Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3 875 108- Email: kyson@nghean.gov.vn