image banner
Bản sắc văn hoá (nhà) của đồng bào dân tộc h’mông tại huyện Kỳ Sơn

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó chính là văn hoá. Chính vì vậy nhà ở là một phần không thể thiếu của mỗi con người, mỗi dân tộc nói chung và dân tộc H’mông nói riêng.

Anh-tin-bai

Ảnh: tổng thể của ngôi nhà

Ngôi nhà trước hết là nơi bảo vệ con người trước những bất lợi của thiên nhiên nắng, mưa, thú dữ…  là nơi để con người nghỉ ngơi sau những ngày lao động vất vả. Ngoài ra, đó còn là nơi chứa đựng những thành tố văn hóa phản ánh dấu ấn tộc người, dấu ấn của một nền kinh tế, của thiết chế xã hội. Nhìn vào ngôi nhà, người ta không chỉ thấy trình độ phát triển kinh tế của chủ nhà mà còn bắt gặp ở đó một cơ tầng văn hóa sống động thông qua vật liệu, kết cấu và kỹ thuật dựng nhà; qua cách bài trí, bố trí không gian trong nhà và những tục hèm kiêng kỵ. Những yếu tố tín ngưỡng liên quan đến ngôi nhà luôn đóng vai trò là nền tảng trong việc bảo lưu những giá trị truyền thống. Càng nhiều nét văn hóa tín ngưỡng với những quy định chặt chẽ thì ngôi nhà càng bảo lưu được những sắc thái cổ truyền. Ngược lại, những kiêng kỵ và những nghi lễ tín ngưỡng, những không gian linh thiêng càng ít thì ngôi nhà càng nhanh biến đổi. Ngôi nhà của người H’mông thuộc phạm trù thứ nhất. Nhìn vào tổng thể không gian ngôi nhà, đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp những không gian thiêng, với những ma nhà, ma cửa, ma buồng, ma bếp, ma sàn gác.v.v… Nếu gạt bỏ đi những lớp màn huyền bí mang màu sắc mê tín, chúng ta có thể thấy được ở đó những dữ kiện “biết nói” về lịch sử, văn hóa, xã hội của họ.

Nhà của người H’mông là nhà trẹt mái hình mai rùa, nhà được làm từ chất liệu gỗ, tre, nứa… nhà được lập bằng cỏ tranh, gỗ hoặc ngói âm dương bằng gỗ được xẻ nhỏ rộng khoảng 30 - 40cm và điều dài bằng nhau khoảng 1m - 1m5. Ngôi nhà của người H’mông dù to hay nhỏ cũng phải có 3 gian và nhà không có cửa sổ nên lúc nào cũng tối, Gian bên trái dùng để đặt bếp nấu nướng và buồng ngủ của vợ chồng gia chủ; gian bên phải dùng để đặt bếp sưởi và giường khách; gian giữa thường rộng hơn hai gian bên và là gian để bàn thờ tổ tiên (xwm kab) đối diện với bàn thờ tổ tiên là cửa chính, đồng thời cũng là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình, nhà của người người H’mông ở giữa gian thứ nhất và gian thứ 2 có cây cột cái và là cây cột chủ đạo trong gia đình thể hiện sự ngay thảng, cứng cáp,vững vàng của chủ , nên cây cột phải là một cây rừng không bị sâu, thối, cụt ngọn.

Anh-tin-bai

Ảnh: Bên trong ngôi nhà

Điểm độc đáo trong kiến trúc nhà ở của người dân tộc H’mông so với người Kinh có lẽ là việc đặt bếp nấu nướng ngay trong ngôi nhà. Và đặc biệt, bếp của người H’mông thường ít khi tắt lửa, lúc nào cũng ấm lửa để mang lại sự ấm áp cho toàn bộ ngôi nhà.

Điều đặc biệt là đàn bà, con gái không được phép trèo lên trên gác. Bởi thế kể cả khi cha mẹ chồng, con trai trong nhà đi vắng thì con dâu, con gái cũng không được lên gác; nếu muốn lấy vật gì trên gác cũng không được trèo thẳng lên mà chỉ được phép dứng ở bậc thang rồi lấy que khều.

Nhà của người Mông thường dựa lưng vào sườn núi. Đặc biệt, đối với người Mông, hầu như nhà nào cũng trồng một vài cây đào, cây mận, cây lê. Hình ảnh mùa xuân với hoa đào nở đỏ, hoa lê trắng bên những bức rào tựa như một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Bên trong hàng rào là một đời sống sinh hoạt hết sức ấm cúng của các gia đình người Mông.

Trải qua hàng thế kỷ, người Mông trên vẫn không ngừng sáng tạo để cải tiến ngôi nhà truyền thống của mình cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, cũng như trong sinh hoạt, lao động sản xuất mà vẫn không quên gìn giữ những nét đặc trưng truyền thống của dân tộc.

Phòng VH-TT
THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN KỲ SƠN
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Kỳ Sơn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Viết Hùng - Chủ tịch UBND Huyện; 
Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Kỳ Sơn

Trụ sở: Khối 1, thị trấn Mường Xén, Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3 875 108- Email: kyson@nghean.gov.vn