image banner
Xuất khẩu lao động giúp đồng bào Khơ Mú ở Nghệ An thóa nghèo

Nhờ xuất khẩu lao động đã giúp nhiều hộ đồng bào Khơ Mú nghèo ở huyện vùng cao Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An xóa đói, giảm nghèo bền vững. Tại bản Bình Sơn 2, xã biên giới Tà Cạ, những năm gần đây nhiều gia đình có con em đi xuất khẩu lao động không những thoát nghèo mà bản làng vùng biên giới còn vược mình trờ thành bản làng đồng bào Khơ Mú giàu có nhất Nghệ An.

Anh-tin-bai

Bà con dân bản đến chúc mừng anh Phách đã hết hạn hợp đồng lao động từ Đài Loan trở về.

Theo chân đoàn công tác của Cấp ủy, chính quyền xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, chúng tôi đến thăm gia đình anh Cụt Văn Phách, người đồng bào Khơ Mú ở bản Bình Sơn 2. Trong căn nhà sàn 3 gian kiến cố, nền lát gạch hoa, sạch sẽ, trong nhà cũng có  rất đông bà con dân bản đến thăm hỏi và chúc mừng anh Phách đã hết hạn hợp đồng lao động ở Đài Loan trở về. Anh Phách chia sẻ: “Trước đây, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, hàng năm cả gia đình chỉ trông chờ vào một mùa nương rẫy, nên cuộc sống của gia đình anh cứ mãi quẩn quanh với nghèo khó. Năm 2022 anh Phách đã mạnh dản đăng ký vay vốn Ngân hàng chính sách đi xuất khẩu lao động. Sau hơn 2 năm xuất khẩu lao động, ngoài số tiền gửi về cho gia đình hàng tháng hơn 10 triệu đồng thì anh Phách còn tiết kiệm được thêm hơn 300 triệu đồng.”

Anh-tin-bai

Nhờ nguồn tiền sau hơn 2 năm đi xuất khẩu lao động gia đình anh Phách đã thoát nghèo.

Cũng giống như anh Phách, gia đình ông Lữ Văn Kèo, ở cùng bản Bình Sơn 2, do nhà đông con, lại không có việc làm ổn định, trước đây 7 nhân khẩu trong nhà phải sống trong căn nhà gỗ tạm bợ, lụp xụp. Năm 2022, ông Kèo đăng ký cho anh Lữ Văn Kèo, con trai đầu của gia đình đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Trong vòng 2 năm rưỡi Anh Kèo gửi về cho gia đình hơn 200 triều đồng, nhờ số tiền này ông Kèo đã dựng được ngôi nhà sàn kiên cố vững trái và vươn lên thoát nghèo.

“Ngày trước nhà ta nghèo lắm, nhưng từ ngày con tra đi xuất khẩu lao động gửi tiền về ta đã làm được nhà sàn to ở rồi, giờ không còn nghèo khó như trước nữa.” Ông Kèo, chia sẻ.

Anh-tin-bai

Gia đình ông Lữ Văn Kèo, bản Bình Sơn 2, xã Tà Cạ cũng có kinh tế khấm khá hơn, nhà cửa khanh trang hơn.

Xã biên giới Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn hiện có hơn 100 người đi xuất khẩu lao động, có những gia đình cả hai vợ chồng đều đi xuất khẩu lao động. Bình quân tiền gửi về cho gia đình qua ngân hàng từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng. Nhờ đi xuất khẩu lao động, nhiều hộ gia đình người đồng bào dân thộc thiểu số trên địa bàn xã đã thoát nghèo. Thấy được hiệu quả kinh tế từ những người đi xuất khẩu lao động sau khi về nước thì người thân và bà con trong bản cũng đi theo. Vì thế số lượng người dân trên địa bàn xã Tà Cạ đi xuất khẩu lao động ngày một tăng, chủ yếu người dân đi xuất khẩu lao động ở các nước, như: Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc ... Bà La Thị Hồng Văn, Phó chủ tịch UBND xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, chai sẻ:

 “Trên địa bàn xã có 11 bản, trong đó có bản Bình Sơn 2, là bản làng có số lao động đi xuất khẩu lao động nhiều nhất và tạo thu nhập ổn định nhất. Trong thời gian sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ và giới thiệu các đơn hàng có thu nhập cao và ổn định cho người lao động có việc làm, mang lại thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Để người dân nhiều bản làng có thể thoát nghèo bền vững và nhà cửa khang trang kiên cố như bản Bình Sơn 2.”

Anh-tin-bai

Từ bản làng nghèo, giờ đây bản Bình Sơn 2, xã Tà Cạ đã trờ nên giàu có, phồn thịnh vào loại bậc nhất ở bản làng đồng dân tộc Khơ Mú ở Nghệ An.

Những năm gần đây, xuất khẩu lao động được huyện vùng cao Kỳ Sơn quan tâm và xem đây là một trong những hướng đi hiệu quả trong bài toán giảm nghèo, tạo việc làm ổn định, mang lại thu nhập cao cho người dân miền núi cao. Tuy nhiên, người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn Kỳ Sơn hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu kỹ năng tay nghề, chưa được đào tạo nghề và phổ cập ngoại ngữ cơ bản. Do đó chủ yếu người dân đi các đơn hàng có thu nhập thấp.

Để đạt chỉ tiêu đưa 160 lao động đi xuất khẩu lao động trong năm 2024, huyện Kỳ Sơn đã ký kết hợp tác đào tạo với Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Nam – Hàn Quốc, để phân luồng, hướng nghiệp, nâng cao kiến thức, tay nghề, tích lũy kinh nghiệm, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các thị trường tiềm năng về xuất khẩu lao động.

 “Khi được đào tạo, học tập con em các đồng bào dân tộc huyện Kỳ Sơn sẽ có tay nghề và có kỹ thuật tốt hơn, qua đó sẽ có cơ hội kiếm được việc làm có thu nhập tốt hơn. Ngoài ra các em được đi xuất khẩu lao động với mức thu nhập cao hơn rất là nhiều, đặc biệt như đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các nước khác tiên tiến khác.” Tiến sĩ, Hồ Văn Đàm, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Nam – Hàn Quốc, chia sẻ.

Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Những thanh niên ở các bản làng nghèo vùng cao Kỳ Sơn quyết định đi xuất khẩu lao động khi trở về không chỉ có cuộc sống tốt hơn mà còn giàu kỹ năng, kiến thức. Nhưng cái được lớn nhất ở đây chính là họ đã thay đổi được tư duy cũ, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mạnh dản vươn xa để tìm kiếm việc làm, phát triển kinh tế gia đình, đóng góp vào sự phát triển của quê hương.

 

 

 

Lữ Phú
THÔNG BÁO
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN KỲ SƠN
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Kỳ Sơn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Viết Hùng - Chủ tịch UBND Huyện; 
Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Kỳ Sơn

Trụ sở: Khối 1, thị trấn Mường Xén, Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3 875 108- Email: kyson@nghean.gov.vn