image banner
Làm giàu từ từ nguồn giống Chương trình 135

Được hỗ trợ giống bò từ nguồn Chương trình 135, sau hơn 14 năm tích cực chăn nuôi, gia đình ông Lỳ Vả Xênh, ở bản Trường Sơn, xã biên giới Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã có đàn bò đông đúc, có thu nhập ổn định từ 100 đến 150 triệu đồng mỗi năm và trở thành điển hình kinh tế ở địa phương, được đồng bào các dân tộc nơi đây học tập làm theo.

Cũng giống như nhiều hộ gia đình ở xã biên giới Nậm Cắn, trước đây gia đình ông Lỳ Vả Xênh thuộc diện hộ nghèo của bản Trường Sơn, bởi kinh tế gia đình đều phụ thuộc vào nương rẫy, vì thế mà những tháng giáp hạt, gia đình luôn bị cái đói đeo đuổi.

Anh-tin-bai

Sau khi được hỗ trợ giống bò từ Chương trình 135, ông Lỳ Vả Xênh, đã thành lập gia trại trên diện tích đất nương rẫy cũ của gia đình.

Cuộc sống kinh tế của gia đình ông Xênh đã có sự thay đổi kể từ năm 2000, khi gia đình ông được hỗ trợ giống vật nuôi từ Chương trình 135 của Nhà nước (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi). Năm đó, gia đình ông Xênh được hỗ trợ 1 bò giống để nuôi.

Được Nhà nước trao “cần câu” đúng thời điểm, gia đình ông Xênh đã chăm sóc rất cẩn thận, không thả rông ngoài rừng theo phong tục, tập quán, mà gia đình ông vào ở hẳn trong khu vực sản xuất cũ để lập gia trại chăn dắt bò, chính vì vậy con bò giống của gia đình ông phát triển ổn định. Sau 14 năm lập trại chăn nuôi, giờ đây mô hình nuôi bò sinh sản của gia đình ông Xênh là một trong nhưng mô hình có quy mô lớn ở vùng đất này, mỗi lứa nuôi duy trì từ 30 đến 35 con bò mẹ sinh sản. Nhờ đó mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình.

Anh-tin-bai

Nhờ tích cực chăm sóc, hàng tuần cho ăn thêm muối và cám ngô đàn bò gia đình ông Xênh phát triển ổn định.

Giống bò thuộc chương trình 135 cấp năm 2000 bò rất  tốt, gia đình tôi được cấp 1 con bò cái giống, về nuôi được 14 năm nay, nó đẻ được 9 lứa, mà con nào cũng to khỏe, bán được nhiều tiền lắm. Để chăn nuôi được thêm nhiều bò, gia đình tôi vào lập gia trại, mở rộng phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập cho gia đình.” Ông Lỳ Vả Xênh, chia sẻ.

Nậm Cắn là xã vùng cao thời tiết khá lạnh vào mùa Đông, dịch bệnh lở mồm long móng cũng dễ phát sinh, gây hại cho đàn gia súc của người dân. Để vật nuôi có sức đề kháng tránh được các lại dịch bệnh, đàn bò phát triển khoẻ mạnh, theo kinh nghiệm ông Lỳ Vả Xênh là cho bò ăn thêm muối, muối sẽ giúp bò tiêu hoá thức ăn tốt hơn, mỗi tuần ông đều cho bò ăn muối 2 lần. Ngoài ra gia đình ông Xênh cũng trồng thêm nhiều diện tích cỏ voi, làm nguồn thức ăn cho bò vào mùa giá rét, vì vậy mà đàn bò lúc nào cũng béo tốt. Tiếng lành đồn xa, mô hình nuôi bò của gia đình ông Xênh đã được nhiều hộ dân đến thăm quan học tập kinh nghiệm và mua giống về nuôi.

 “Chúng tôi lên đây học trồng cỏ voi này, trồng cây cỏ cho con bò ăn, dù đất đá nhưng ông cũng làm được là chúng tôi phải học hỏi, làm theo ông Xênh.” Ông Lương Văn Ma, người dân tộc Thái bản Noọng Dẻ, xã Nậm Cắn, chi sẻ.

Theo ông Hờ Bá Pó, Chủ tịch hội nông dân xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, cho biết: Việc truyền cảm hứng trong chăn nuôi bò của ông Xênh đã góp phần thay đổi nhận thức của bà con nhân dân trong xã, hiện nay trên địa bàn xã có gần 200 hộ chăn nuôi đại gia súc, như: trâu, bò, dê và lợn … Trong đó có tới 10 hộ dân hội viên hội nông dân được công nhận mô hình sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, 2 mô hình đang được Hội nông dân xã lập hồ sơ đề xuất công nhận mô hình "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng" cấp tỉnh và cấp Trung ương giai đoạn 2020-2025.

“Riêng hộ gia đình ông Lỳ Vả Xênh, ngoài thực hiện có hiệu quả Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” gia đình ông cũng thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, bảo vệ đường biên cột mốc, là mô hình tiêu biểu của địa phương.” ông Hờ Bá Pó, Chủ tịch hội nông dân xã Nậm Cắn, chia sẻ thêm.

Anh-tin-bai

Việc truyền cảm hứng trong chăn nuôi bò của ông Xênh đã góp phần thay đổi nhận thức của bà con nhân dân ở khu vực biên giới của tỉnh Nghệ An.

So với các mô hình chăn nuôi bò khác trong tỉnh thì mô hình của hội viên nông dân Lỳ Vả Xênh, bản Trường Sơn, xã biên giới Nậm Cắn không lớn về quy mô cũng như lợi nhuận, nhưng đây là mô hình rất đặc biệt bởi ở vùng đất khó như khu vực biên giới Nậm Cắn thì người dám nghĩ, dám làm và truyền được cảm hứng để các nông dân khác thay đổi tư duy, phát triển kinh tế ở địa phương nhờ chăn nuôi gia súc là mô hình rất cần được lan tỏa.

 

 

Lữ Phú
THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN KỲ SƠN
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Kỳ Sơn
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Viết Hùng - Chủ tịch UBND Huyện; 
Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Kỳ Sơn

Trụ sở: Khối 1, thị trấn Mường Xén, Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3 875 108- Email: kyson@nghean.gov.vn